Apple đang nghiên cứu công nghệ gửi dữ liệu trực tiếp cho iPhone bằng vệ tinh

14/01/2020

Theo nguồn tin của Bloomberg, Apple có thể đang nghiên cứu công nghệ mới nhận và gửi dữ liệu trực tiếp thông qua ăng ten trên iPhone và vệ tinh nhân tạo để phục vụ người dùng các thiết bị của hãng này hiệu quả hơn. Hiện tại đây đang là một dự án bí mật mới bắt đầu quá trình nghiên cứu sơ bộ. Bloomberg nói Apple không nhất thiết phải tự sản xuất vệ tinh để phóng lên quỹ đạo trái đất, mà thay vào đó chỉ cần phát triển thiết bị truyền dẫn thông tin gắn trên vệ tinh, hoặc phát triển thiết bị gửi và nhận tín hiệu từ mặt đất lên rồi đi thuê vệ tinh.
 

Đang tải Tinhte_iPhone1.jpg…


Công nghệ mà Apple đang phát triển, theo Bloomberg, có thể nhận và gửi trực tiếp dữ liệu thông tin về cho các thiết bị của Apple, hoặc cũng có thể kết nối với các nhà mạng để phục vụ người dùng iPhone hay iPad với chất lượng download/upload tốt hơn. Thêm vào đó, với việc dùng đến cả vệ tinh ngoài vũ trụ, dữ liệu địa điểm và ứng dụng bản đồ cũng sẽ chính xác hơn.

Apple có thể đã thuê cả những kỹ sư và giám đốc trong ngành hàng không vũ trụ cũng như vệ tinh nhân tạo và truyền dẫn dữ liệu làm việc, trong đó có Michael Trela và John Fenwick từng làm việc cho Skybox Imaging về nhóm phát triển ở Apple. Trước đó, Trela và Fenwick từng dẫn dắt nhóm phát triển vệ tinh và máy bay của Google.
 

Đang tải Tinhte_iPhone2.jpg…


Ý tưởng vệ tinh gửi dữ liệu cho điện thoại nghe có vẻ xa vời, nhưng không hề viễn tưởng chút nào. Công nghệ hiện tại hầu hết là vệ tinh phải gửi nhận dữ liệu qua các trạm ăng ten khổng lồ ở mặt đất, rồi trạm mặt đất mới gửi dữ liệu cho các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên gần đây có một startup tên là Lynk, đã và đang phát triển vệ tinh tầm thấp có thể tương tác trực tiếp với điện thoại của người dùng. Lynk muốn ứng dụng công nghệ này để sử dụng dịch vụ roaming toàn cầu, đủ nghe gọi nhắn tin mà không cần tới cơ sở hạ tầng mạng viễn thông mặt đất. Còn Apple thì tham vọng hơn, muốn gửi và nhận dữ liệu trực tiếp cho tất cả những chiếc iPhone đang được sử dụng trên thế giới.
 

Theo TechCrunch
 

123

123

123

123

123
123