06/09/2016
Các thiết bị như laptop, máy tính bảng, smartphone có thể bắt sóng WiFi trong một phạm vi nhất định. Như vậy, chỉ cần bật tính năng kết nối WiFi trong máy, và máy bạn bắt được sóng WiFi là có thể truy cập vào internet mà không cần bất cứ dây cáp kết nối. Bạn có thể di chuyển tự do, thoải mái trong vùng phủ sóng mà vẫn có thể truy cập mạng bình thường.
Tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) tạo ra một tập các chuẩn để đặc tả thông số kĩ thuật của mạng không dây và gọi nó là IEEE 802.11 (gọi tắt 802.11), chuẩn kết nối 802.11 còn bao gồm các chuẩn nhỏ là a/b/g/n/ac như bạn thường thấy khi xem thông số các thiết bị di động.
Chuẩn 802.11
Năm 1997, IEEE đã giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là 802.11. Tuy nhiên chuẩn 802.11 chỉ hỗ trợ tốc độ mạng tối đa 2 Mbps với băng tần 2.4 GHz, rất chậm so với ngày nay và không được áp dụng rộng rãi trên thị trường.
Chuẩn 802.11b
Hai năm sau vào tháng 7 năm 1999, chuẩn 802.11b ra đời và hỗ trợ tốc độ lên đến 11Mpbs thay vì 2Mbps như trước kia. Tương tự thế hệ đầu tiên, chuẩn kết nối 802.11b cũng sử dụng băng tần 2.4 GHz rất dễ bị gây nhiễu từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, lò vi sóng,...
Chuẩn này được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường với giá thành rẻ, phạm vi tín hiệu rộng (70-150m) tuy nhiên tốc độ tối đa khá thấp (11 Mpbs) và dễ bị nhiễu.
Chuẩn 802.11a
Chuẩn 802.11a cũng được phát triển song song với chuẩn 802.11b, tuy nhiên chuẩn a thường được sử dụng trong các mạng của doanh nghiệp thay vì gia đình như chuẩn b vì giá thành khá cao.
So với chuẩn 802.11b, chuẩn này hỗ trợ tốc độ tối đa gần gấp 5 lần, lên đến 54 Mpbs và sử dụng băng tần vô tuyến 5 GHz có thể tránh tình trạng bị nhiễu do các thiết bị khác. Tuy nhiên do tần số cao hơn nên phạm vi hoạt động của chuẩn 802.11a có phần hẹp hơn (40-100m) và khó xuyên qua các vật cản, vách tường.
Chuẩn 802.11g
Năm 2003, chuẩn WiFi thế hệ thứ 3 ra đời được đặt là chuẩn 802.11g, chuẩn WiFi này thậm chí còn được sử dụng ở nhiều mạng WiFi ở các gia đình hiện nay. Chuẩn 802.11g được xem là kết hợp giữa chuẩn a và b trước kia, với giá thành khá rẻ (tuy có phần đắt hơn chuẩn b).
Chuẩn 802.11g hỗ trợ tốc độ đến 54 Mpbs như chuẩn a nhưng sử dụng băng tần 2.4 GHz như chuẩn b, vì vậy chuẩn này có tốc độ cao, phạm vi tín hiệu tốt (80-200m). Và tất nhiên chuẩn này cũng có nhược điểm như chuẩn b là dễ bị nhiễu từ các thiết bị phát sóng khác. Do sự giống nhau về nhiều thông số, chuẩn kết nối 802.11g có khả năng tương thích ngược với chuẩn 802.11b và ngược lại.
Chuẩn 802.11n (hay wifi 802.11 b/g/n)
Đây là chuẩn tương đối mới (mới nhất là chuẩn ac) và đang sử dụng khá phổ biến hiện nay. Chuẩn WiFi 802.11n được đưa ra nhằm cải thiện chuẩn 802.11g bằng cách sử dụng công nghệ MIMO (Multiple-Input Multiple-Output) tận dụng nhiều anten hơn.
Chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 600 Mpbs, có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz, nếu router hỗ trợ thì hai băng tần này có thể cùng phát sóng song song. Chuẩn kết nối này đã và đang dần thay thế chuẩn 802.11g với tốc độ cao, phạm vi tín hiệu rất tốt (từ 100-250m) và giá thành đang ngày càng phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Chuẩn 802.11ac (hay 802.11 a/b/g/n/ac)
Chuẩn 802.11ac là chuẩn mới WiFi nhất của IEEE đã được tung ra thị trường, áp dụng công nghệ đa anten đã có trên chuẩn 802.11n, với băng tần 5 GHz và tốc độ tối đa lên đến 1730 Mbps người dùng sẽ trải nghiệm tốc độ mạng ở mức cao nhất. Tuy nhiên giá thành của bộ phát tín hiệu WiFi chuẩn ac hiện tại còn khá cao so với các chuẩn còn lại.
Thời điểm hiện tại, chuẩn 802.11ac đã được tích hợp trên các smartphone cao cấp của Apple, Sony, Samsung.. tuy nhiên bộ phát tín hiệu Wifi theo chuẩn này thì vẫn chưa phổ biến nên các smartphone dù được tích hợp chuẩn này nhưng không thể đạt đến tốc độ tối ưu do bị hạn chế bởi tốc độ của bộ phát.
Đây là một tính năng dùng mạng 3G trên thiết bị di động để phát ra sóng wifi cho một số thiết bị khác sử dụng, xem như thiết bị đó là 1 modem phát sóng wifi. Như vậy, chỉ cần một smartphone có kết nối 3G và tính năng WiFi Hotspot, máy sẽ phát được sóng WiFi cho laptop, máy tính bảng, smartphone khác có thể truy cập internet không dây và ở bất cứ nơi đâu.
Bước 1: Bạn vào mục Cài đặt/Setting trên màn hình chính.
Bước 2: Bạn sẽ thấy Điểm truy cập cá nhân ở ngay những dòng đầu tiên ( Ẩn nếu bạn không bật 3G ).
Bước 3: Gạt sang nút điều khiển sang màu xanh để bật Điểm truy cập cá nhân cho iPhone/iPad.